Bài đã trả cho học trò mà lời văn của em như còn đọng lại .Mình đã từng đọc nhiều bài văn hay. Nhưng có lẽ bài của em đã làm mình thực sự xúc động. Em là cậu học trò lớp 9, lớp mình đang chủ nhiệm. Em thường được các bạn gọi đùa là " người âm"-Bởi em vô tư, thường hay quên, không nhớ gì về lời dặn dò của cô giáo. Em giỏi các môn tự nhiên nhưng lười học bài nên các môn xã hội đều bị điểm kém. Chữ viết thì như các bạn em trêu " như gà bươi ". Bị la hay thậm chí bị đánh , em vẫn cười, nụ cười hiền, rất là thương.
Chưa có bài Văn nào em được quá 5 điểm, Văn em lủng củng, chữ đọc không ra, 5 điểm là cô giáo tìm ý để cho đó chứ. Vậy mà mình đã mạnh dạn đặt bút chấm 7,5đ cho bài này.
Đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em.
Mình kể tóm tắt như sau:
Chắc ai cũng có một kỉ niệm cho riêng mình. Và em cũng có một kỉ niêm làm em nhớ mãi.
Trước đây nhà em ở ngoài Đà nẵng. 100 đường Lí Thái Tổ. Sau đó chuyển xuống gần tượng đài Mẹ Nhu. Ba em làm báo, mẹ đi may. Nhà em có hai anh em trai. Em thấy ba mẹ thường cãi nhau. Ba cũng hay về khuya. Em suy nghĩ: "Chắc ba mẹ mình không còn thương nhau nữa, biết làm sao bây giờ?"/
Rồi một hôm đi học về, em thấy trước nhà em có rất nhiều người. Em chen vào thì thấy cổng bị đóng. Em nhảy rào vào nhà thì thấy ba cầm cái chày. Còn mẹ thì cầm cái kéo. Ngày đó là ngày 20/10/2009. May mà em của em đi học rồi nên không biết gì . Em thấy vậy nước mắt chảy dài.
Thế rồi một hôm, ba bảo em đi theo ba đến một chỗ. Sau đó ba dắt em đến Tòa án nhân dân huyện. Em hỏi ba đến đây để làm gì ba bảo để xem ba mẹ chia tài sản. Một chú cán bộ tòa án bảo em vào phòng và hơi: " Ba mẹ cháu phải li hôn, vậy cháu muốn ở với ai?". Suy nghĩ một lúc em nói: " Cháu ở với ba ạ".
Sau đó tòa xử li hôn và chia tài sản, Xong em đến bên mẹ nói với mẹ:"Mẹ ơi, không phải con không muốn ở với mẹ. Nhưng em còn nhỏ em không thể thiếu mẹ. Nên con quyết định ở với ba." Mẹ chỉ nhìn em không nói gì. Ba em nói với mẹ:" Bà lấy tài sản về mà nuôi hai mẹ con bà đi, thằng Lâm ở với tôi."
Em lại bên mẹ nói:"Mẹ ơi, con ở với ba nhưng con sẽ nhớ và thường xuyên ra thăm mẹ và em. Mẹ đừng lo" Rồi em ôm chầm mẹ, hai mẹ con khóc. Sau đó mẹ lấy một cái dây chuyền đưa cho em. Sau này mỗi lần nhớ mẹ em lấy ra ngắm.
Rồi em theo ba về ở với nội . Em sẽ luôn nhớ về kỉ niệm ấy, cái ngày ba mẹ li hôn . Em sẽ thường xuyên ra thăm mẹ.
Một câu chuyên rất thực, Một cảnh đời quá thương tâm. Cái dấu ấn kỉ niệm ấy xảy ra khi em mới học lớp 5. Vậy mà em kể như mới xảy ra hồi hôm qua vậy. Câu chuyên khiến cho tôi xúc động Và tôi muốn sẻ chia. Để những người làm ba, mẹ như chúng ta cần phải suy nghĩ thêm. Sống mà không thuận thì cũng khó. Nhưng thật tội nghiệp cho những đứa con. Có lẽ đến bây giờ em cũng không hiểu được cái nguyên nhân khiến ba mẹ em li hôn. Nhưng mong rằng lớn lên em sẽ hiểu và sống tốt hơn.
Câu chuyện cảm động. Bài viết vừa rồi em cũng có nhiều trăn trở lắm đó cô. Vì sao rất nhiều em không có gì để viết về người thân?Những em viết tốt thì toàn là người thân tưởng tượng. Phải chăng đó là lỗi của người lớn chúng ta. Chúng ta sống quá mờ nhạt hay cái tốt quá mờ hay là chúng ta những người dạy văn chưa biết dạy các em???
Trả lờiXóaCũng có nhiều em kể về người thân cũng có bóng dáng những cuộc cãi nhau...Văn là đời.Đau về văn có phải là đau đời?
Bài viết đó cô nhớ và kể lại. Khi nào thi xong cô mượn lại bài của em Lâm để đánh nguyên văn. Khi còn dạy ở trường NTH có một em tưởng tượng mẹ bị ung thư rồi mất. Trong khi mẹ em đang là một cô giáo của địa phương, rất là khỏe mạnh nữa mới chết cứ. Thật chẳng biết làm sao?
Xóa"Văn là đời", nên cô giáo dạy Văn không chỉ dạy bằng những kiến thức, hiểu biết về Văn chương mà còn phải dạy bằng chính những trải nghiệm cuộc đời mình nữa phải không LC ui, Cô ui? :)
XóaNhỏ cho rằng dạy Văn thật khó vì đôi khi phải trăn trở thật nhiều những nỗi đau đời, nhưng cũng thật hay vì đặc thù "Văn là đời" đó nè... Và theo Nhỏ thì so với thầy cô giáo bộ môn khác, các thầy cô giáo dạy Văn có sứ mệnh đặc biệt hơn cả trong việc nuôi dưỡng những tâm hồn. :)
Không biết có còn lửa để nhen, nhóm, thắp và giữ tâm hồn cho các em không đây nữa...Hix...
Xóa